ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN (XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG)

1.Thông tin tổng quát
-Tên học phần
+ Tiếng Việt: Xã hội học đại cương
+ Tiếng Anh: Introduction to Sociology
-Số tín chỉ: 2 (30 tiết)
+ Lý thuyết: 2 TC
+ Thực hành: 0 TC
+ Tự học: ít nhất 60 giờ
-Số giờ đối với các hoạt động học tập:

-Học phần tiên quyết/Học phần trước: Triết học Mác – Lênin, Cơ sở văn hóa Việt Nam.
-Học phần song hành: Các môn thuộc khối kiến thức đại cương.
-Ngôn ngữ giảng dạy chính: Tiếng Việt
2.Mô tả học phần
Nội dung học phần gồm có:
(1)lịch sử và các cách tiếp cận xã hội học;
(2)những đóng góp của các nhà Xã hội học tiêu biểu và các trường phái lý thuyết chính ;
(3)mối quan hệ giữa các cá nhân, các nhóm xã hội và các thiết chế xã hội thông qua một số chủ đề về văn hóa và xã hội; xã hội hóa; cấu trúc xã hội; sự lệch chuẩn và kiểm soát xã hội; phân tầng xã hội; ổn định và biến đổi xã hội.
3.Tài liệu học tập Giáo trình:
[1]Khoa Xã hội học (2016). Giáo trình Xã hội học đại cương. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2]Trần Thị Kim Xuyến và Nguyễn Thị Hồng Xoan (2005). Nhập môn Xã hội học. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[3]Trần Hữu Quang (2019). Xã hội học nhập môn. NXB Khoa học xã hội.
Tài liệu khác:
[1] John. J. Macionis (2005). Xã hội học. Nhà xuất bản Thống kê. (Nguyên bản John. J. Macionis (1989). Sociology. New Jersey: Prentice Hall).


4.Mục tiêu học phần
(các mục tiêu tổng quát về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học phần, thể hiện sự liên quan với các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo)
-Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về đối tượng, chức năng, lịch sử hình thành, các trường phái lý thuyết, các tác giả tiêu biểu và các mối quan hệ giữa các cá nhân, nhóm và thiết chế xã hội.
-Kỹ năng: Trang bị cho sinh viên những kỹ năng quan sát và giải thích phản biện các vấn đề xã hội bên cạnh kỹ năng làm việc nhóm.
-Thái độ: Hình thành ở sinh viên thái độ quan tâm và thể hiện có trách nhiệm với các vấn đề xã hội, với cộng đồng.