ĐỐI THOẠI VÀ KHOAN DUNG
Một khuynh hướng toàn cầu của tôn giáo
Tổng quan môn học
Giảng viên phụ trách : PGS. TS. Phạm Văn Quang (quangpv@hcmussh.edu.vn)
Số lượng tín chỉ : 2TC lý thuyết
Mục đích
Môn học có mục đích giúp sinh viên tìm hiểu khái niệm đối thoại và khoan dung tôn giáo như là những hiện tượng toàn cầu. Vì vậy sự cần thiết trước tiên là tiếp cận với một số thuật ngữ liên quan. Đồng thời giúp sinh viên hiểu được tiến trình phát triển của tâm thức co người đối với sự đa nguyên tôn giáo.
Nội dung
1. Vấn đề và bối cảnh
2. Khoan dung và khái niệm khoan dung
3. Các vấn đề về phương pháp đối thoại liên tôn
4. Các quan điểm trần tục về đối thoại liên tôn
5. Giáo Hội Công Giáo :Công Đồng Vatican II về Đại kết
Kết quả mong đợi
Sau khi kết thúc môn học:
- Sinh viên có khả năng hiểu được các hiện tượng tôn giáo trong đối thoại, những nguyên tắc thực hành và một số hình thái đối thoại và những quan hệ giữa các tôn giáo.
- Sinh viên có khả năng đánh giá những thực hành và phương thức đối thoại trong tinh thần phản biện.
- Sinh viên tiếp thu được và thể hiện thái độ tôn trọng tính đa dạng tinh thần.
Hình thức tổ chức và đánh giá kết quả
- Môn học thuộc loại học phần lý thuyết: một phần lớn nội dung là bài giảng của giảng viên. Sinh viên được yêu cầu tham gia vào các hoạt động thuyết trình theo nhóm ;
- Sinh viên bắt buộc có mặt tại lớp và tham gia tích cực vào môn học ;
- Điểm giữa kỳ được tính từ sự chuyên cần và điểm thuyết trình (30% điểm) ;
- Điểm cuối kỳ là một bài thi viết/ tiểu luận/vấn đáp (70% điểm).
Tài liệu tham khảo
1. Linda Woodhead, Dẫn luận về Kitô Giáo (dịch bởi Nguyễn Tiến Văn), NXB Hồng Đức, 2016.
2. Malise Ruthven, Dẫn luận về Hồi Giáo (dịch bởi Thái An), NXB Hồng Đức, 2016.
3. Kim Knott, Dẫn luận về Ấn Độ Giáo (dịch bởi Thái An), NXB Hồng Đức, 2016.
4. Norman Solomon, Dẫn luận về Do Thái Giáo (dịch bởi Lưu Huyền), NXB Hồng Đức, 2016.
5. Damien Keown, Dẫn luận về Phật Giáo (dịch bởi Thái An), NXB Hồng Đức, 2016.
6. Dương Ngọc Dũng, Tôn giáo nhìn từ viễn cảnh xã hội học, NXB Hồng Đức, 2016.
7. Huỳnh Khái Vinh & Nguyễn Thanh Tuấn, Khoan dung trong văn hóa, NXB. Chính Trị Quốc Gia, 1997
8. Thời sự thần học, “Đối thoại liên tôn”, số 21, tháng 9 năm 2000
9. Nhóm trí thức Công giáo Saigon, Lương tâm Công giáo và Công bằng xã hội, Nam Sơn, 1963.
Một số bản văn khác về khoan dung và đối thoại
Thuyết trình (Các chủ đề theo yêu cầu của giảng viên)
1. Một chủ đề trong tập Thời sự thần học, số 21, 2000
2. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về Chúa Giêsu [e Dalaï-Lama parle de Jésus: Une perspective bouddhiste sur les enseignements de Jésus], Phụ lục “Cuộc đối thoại liên tôn”, NXB. Thiện Tri thức, 2003
3. Hòa điệu liên tôn, Huệ Khải, NXB. Tôn giáo, 2013
4. Đối thoại và khoan dung giữa Tôn giáo và Nhà nước
5. Đối thoại và khoan dung tôn giáo trong mối tương quan với văn hóa
6. Đối thoại và khoan dung trong viễn tượng Islam giáo
7. Đối thoại và khoan dung trong viễn tượng Do Thái giáo
8. Đối thoại và khoan dung trong viễn tượng Phật giáo
9. Hoạt động đối thoại liên tôn ở Việt Nam hiện nay
Một khuynh hướng toàn cầu của tôn giáo
Tổng quan môn học
Giảng viên phụ trách : PGS. TS. Phạm Văn Quang (quangpv@hcmussh.edu.vn)
Số lượng tín chỉ : 2TC lý thuyết
Mục đích
Môn học có mục đích giúp sinh viên tìm hiểu khái niệm đối thoại và khoan dung tôn giáo như là những hiện tượng toàn cầu. Vì vậy sự cần thiết trước tiên là tiếp cận với một số thuật ngữ liên quan. Đồng thời giúp sinh viên hiểu được tiến trình phát triển của tâm thức co người đối với sự đa nguyên tôn giáo.
Nội dung
1. Vấn đề và bối cảnh
2. Khoan dung và khái niệm khoan dung
3. Các vấn đề về phương pháp đối thoại liên tôn
4. Các quan điểm trần tục về đối thoại liên tôn
5. Giáo Hội Công Giáo :Công Đồng Vatican II về Đại kết
Kết quả mong đợi
Sau khi kết thúc môn học:
- Sinh viên có khả năng hiểu được các hiện tượng tôn giáo trong đối thoại, những nguyên tắc thực hành và một số hình thái đối thoại và những quan hệ giữa các tôn giáo.
- Sinh viên có khả năng đánh giá những thực hành và phương thức đối thoại trong tinh thần phản biện.
- Sinh viên tiếp thu được và thể hiện thái độ tôn trọng tính đa dạng tinh thần.
Hình thức tổ chức và đánh giá kết quả
- Môn học thuộc loại học phần lý thuyết: một phần lớn nội dung là bài giảng của giảng viên. Sinh viên được yêu cầu tham gia vào các hoạt động thuyết trình theo nhóm ;
- Sinh viên bắt buộc có mặt tại lớp và tham gia tích cực vào môn học ;
- Điểm giữa kỳ được tính từ sự chuyên cần và điểm thuyết trình (30% điểm) ;
- Điểm cuối kỳ là một bài thi viết/ tiểu luận/vấn đáp (70% điểm).
Tài liệu tham khảo
1. Linda Woodhead, Dẫn luận về Kitô Giáo (dịch bởi Nguyễn Tiến Văn), NXB Hồng Đức, 2016.
2. Malise Ruthven, Dẫn luận về Hồi Giáo (dịch bởi Thái An), NXB Hồng Đức, 2016.
3. Kim Knott, Dẫn luận về Ấn Độ Giáo (dịch bởi Thái An), NXB Hồng Đức, 2016.
4. Norman Solomon, Dẫn luận về Do Thái Giáo (dịch bởi Lưu Huyền), NXB Hồng Đức, 2016.
5. Damien Keown, Dẫn luận về Phật Giáo (dịch bởi Thái An), NXB Hồng Đức, 2016.
6. Dương Ngọc Dũng, Tôn giáo nhìn từ viễn cảnh xã hội học, NXB Hồng Đức, 2016.
7. Huỳnh Khái Vinh & Nguyễn Thanh Tuấn, Khoan dung trong văn hóa, NXB. Chính Trị Quốc Gia, 1997
8. Thời sự thần học, “Đối thoại liên tôn”, số 21, tháng 9 năm 2000
9. Nhóm trí thức Công giáo Saigon, Lương tâm Công giáo và Công bằng xã hội, Nam Sơn, 1963.
Một số bản văn khác về khoan dung và đối thoại
Thuyết trình (Các chủ đề theo yêu cầu của giảng viên)
1. Một chủ đề trong tập Thời sự thần học, số 21, 2000
2. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về Chúa Giêsu [e Dalaï-Lama parle de Jésus: Une perspective bouddhiste sur les enseignements de Jésus], Phụ lục “Cuộc đối thoại liên tôn”, NXB. Thiện Tri thức, 2003
3. Hòa điệu liên tôn, Huệ Khải, NXB. Tôn giáo, 2013
4. Đối thoại và khoan dung giữa Tôn giáo và Nhà nước
5. Đối thoại và khoan dung tôn giáo trong mối tương quan với văn hóa
6. Đối thoại và khoan dung trong viễn tượng Islam giáo
7. Đối thoại và khoan dung trong viễn tượng Do Thái giáo
8. Đối thoại và khoan dung trong viễn tượng Phật giáo
9. Hoạt động đối thoại liên tôn ở Việt Nam hiện nay
- Teacher: PHAM VAN QUANG